CÁCH TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC GIÚP TRẺ THÔNG MINH THEO HỌC THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ
Phát triển trí thông minh cho trẻ từ những điều đơn giản xoay quanh cuộc sống hàng ngày là cách hiệu quả nhất mà không cần dùng đến các phương pháp phức tạp. Chỉ cần những cử chỉ, tương tác, cách ứng xử của bố mẹ hàng ngày cũng có thể tác động đến trẻ.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Howard Gardner con người có 8 loại hình trí thông minh, tùy theo năng khiếu và môi trường tác động mà trẻ có sự phát triển phù hợp. Các cách dạy con cần có sự liên hệ với các loại hình thông minh này để đảm bảo sự phát triển tối ưu nhất cho trẻ.
1. TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ
Các biểu hiện:
– Trẻ nhạy cảm với từ ngữ, âm thanh của từ
– Thích tiếp xúc với sách và thích nghe mẹ đọc sách
– Thích các trò chơi đố chữ, giải câu đố, điền từ
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Thường xuyên đọc sách cùng con
– Lắng nghe con nói, trả lời các câu hỏi, tỏ ra quan tâm khi con kể chuyện
– Khuyến khích con kể chuyện, tâm sự, chia sẻ
– Thường xuyên đưa trẻ đi nhà sách và mua sách
– Cho trẻ nghe nhạc nước ngoài. Tạo điều kiện để con học ngoại ngữ càng sớm càng tốt
2. TRÍ THÔNG MINH LOGIC - TOÁN HỌC
Các biểu hiện:
– Trẻ thích các trò chơi liên quan đến con số, trò chơi giải đố, xếp khối hình
– Thích tự mày mò và tìm hiểu cấu tạo của đồ chơi, các vật dụng xung quanh
– Thích sự trật tự và ngăn nắp
– Tò mò, thích học hỏi
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Cho trẻ chơi các trò chơi cần tư duy như trò chơi điện tử, cờ vua, cờ tướng,…
– Khuyến khích trẻ tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng
– Cùng trẻ chơi các trò chơi xếp khối hình, xây nhà, pentomino, trí uẩn, giải câu đố…
3. TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN THỊ GIÁC
Các biểu hiện:
– Trẻ thích các màu sắc, thích vẽ
–Trẻ thích chơi những trò liên quan đến tạo hình, hình khối,thích những trò chơi có nhiều màu và hoa văn.
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Tập cho trẻ quan sát và mô tả lại bằng cách kể hoặc vẽ lại
– Hướng dẫn trẻ sử dụng tất cả các giác quan để quan sát, phân tích sự vật, hiện tượng
– Tập cho trẻ quan sát và mô tả lại bằng cách kể hoặc vẽ lại– Hướng dẫn trẻ sử dụng tất cả các giác quan để quan sát,phân tích các sự vật, hiện tượng xung quanh.–Cho trẻ chơi những trò chơi liên quan đến hình khối hay nhữngtrò chơi nhiều màu sắc để kích thích khả năng tư duycủa trẻ.
4. TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC
Các biểu hiện:
– Thích thú khi nghe nhạc
– Nhạy cảm với âm thanh
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên, đặc biệt là thể loại nhạc cổ điển
– Tạo điều kiện để trẻ học chơi nhạc cụ
– Tham gia các buổi hòa nhạc
5. TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG
Các biểu hiện:
– Trẻ thích chạy nhảy
– Thích các hoạt động nhảy múa, đóng kịch.
– Thể hiện thái độ, cảm xúc qua các hành động của cơ thể
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Cho trẻ tham gia các hoạt động múa hát, đóng kịch
– Chơi thể thao
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, cắm trại
6. TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC
Các biểu hiện:
– Trẻ thích giao tiếp, thích nói chuyện
– Có thể phần nào đó hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người đối diện
– Thích các hoạt động tập thể
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động đội, nhóm
– Tập cho trẻ nói ra suy nghĩ và cách lập luận của mình
– Dạy cho trẻ một số quy tắc cơ bản trong giao tiếp hàng ngày
7. TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM
Các biểu hiện:
– Trẻ thích tự làm mọi thứ
– Không thích các hoạt động tập thể, có xu hướng tự suy nghĩ
– Hiểu bản thân và biết bản thân muốn gì, khả năng tập trung cao
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Tạo thói quen viết nhật ký cho trẻ.
– Hỗ trợ trẻ cách làm việc theo thời gian biểu nhất định.
– Giúp trẻ đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thiện nó một cách tốt nhất.
– Dạy trẻ biết chịu trách nhiệm về việc mình làm.
8. TRÍ THÔNG MINH THIÊN NHIÊN
Các biểu hiện:
– Trẻ thích quan sát, khám phá về môi trường và các hiện tượng tự nhiên xung quanh như: trăng, sao, mưa, gió, thủy triều và lấy thông tin để tìm hiểu về chúng.
– Có sự nhạy bén về cảm giác, âm thanh, mùi, vị và xúc giác.
– Trẻ có xu hướng hướng ngoại và yêu thích thiên nhiên (thực vật hoặc động vật) như cây cối, côn trùng nhỏ, các loài chim, …
Cách tác động tích cực giúp trẻ phát triển:
– Cùng trẻ quan sát, đánh giá, phân tích và dự đoán về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
– Cho con xem các chương trình địa lý quốc gia, kênh khám phá. Hoặc xem các chương trình khảo sát động vật hoang dã. Ví dụ: cá voi và các loài động vật khác.
– Giúp con tìm hiểu các đặc trưng riêng biệt của các loại động vật. Ví dụ như đặc trưng của chó, mèo, các loài động vật hoang dã, sóc, chim…
– Cho con tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, câu cá, làm vườn…